Đối tác: Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ, Văn phòng công tác Biến đổi Khí hậu TPCT (CCCO), Tổ chức Stockholm Environment Institute (SEI)
Thời gian: từ năm 2015 đến năm 2017
Địa điểm: 10 phường thuộc quận Ninh Kiều, TPCT.
Mục tiêu và kết quả chủ yếu của đề tài:
- Mục tiêu dài hạn:
Xác định những các chính sách, chiến lược và quy hoạch phù hợp đối với công tác quản lý nguồn tài nguyên nước tại Thành phố Cần Thơ trong bối cảnh nguồn nước đang thay đổi dưới tác động của BĐKH và sự phát triển kinh tế.
Xây dựng và mở rộng mạng lưới các đối tác để tìm kiếm sự hợp tác tiềm năng trong vấn đề quản lý nguồn nước hiệu quả trong tương lai.
- Mục tiêu ngắn hạn
Xác định công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định (RDS) với sự tập trung vào khái niệm XLRM cho việc quản lý tài nguyên nước.
Thông qua số liệu thu thập, xây dựng hoàn chỉnh mô hình đa tác nhân hỗ trợ quá trình ra quyết định, từ đó đưa ra các kịch bản khác nhau liên quan đến công tác quản lý và quy hoạch nguồn nước. Từ đó đề xuất các chính sách và chiến lược phù hợp về công tác quản lý nguồn tài nguyên nước cho Thành phố Cần Thơ
Nội dung chính
- Lược khảo tài liệu
- Tổ chức hội thảo để xác định các bên liên quan và các yếu tố cơ sở dữ liệu cho công tác xây dựng mô hình đa tác nhân hỗ trợ quá trình ra quyết định liên quan đến việc quản lý nguồn nước.
- Thu thập, phân tích và hiệu chỉnh số liệu.
- Xây dựng mô hình đa tác nhân hỗ trợ quá trình ra quyết định liên quan đến công tác quản lý nguồn nước ở vùng nghiên cứu.
- Đánh giá mô hình (chia sẽ thông tin, tư vấn các bên liên quan, nhận phản hồi) và hiệu chỉnh mô hình.
- Tổ chức hội thảo thông báo kết quả và chia sẽ kinh nghiệm cho các địa phương khác trong vùng.
Kết quả
- Nghiên cứu đã chứng minh cách tiếp cận System Dynamic là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà ra quyết định trong công tác quản lý nước đô thị thông qua phần mềm Vensim. Kết quả mô phỏng, quá trình lập kịch bản đến phương pháp trình bày kết quả là một yếu tố rất quan trọng cho người sử dụng tham khảo một cách dễ dàng.
- Việc đánh giá những giải pháp dựa trên các kịch bản xây dựng từ các yếu tố hay thay đổi (X), giải pháp (L) và sử dụng mô hình SWMM (R) để mô phỏng. Sau mô phỏng, các chỉ tiêu đánh giá (M) về ngập, chất lượng nước và chi phí đầu tư được ghi nhận và phân tích.
- Phương pháp RDS tập trung vào khái niệm X, L, R, M trong nghiên cứu là khả thi, góp phần đưa ra cách giải quyết đối với những khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên nước, nên được xem xét áp dụng cho các khu vực hoặc thành phố khác có điều kiện tương tự.