Dự án được thực hiện từ tháng 07/2010 đến tháng 12/2012 nhằm tăng cường tính chống chịu với tác động của BĐKH lên tỉnh Bến Tre thông qua cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA) được tài trợ bởi Coca Cola thông qua  Coke – WWF.

Tổng quan

Những tác động của Biến đổi Khí hậu (BĐKH) sẽ tác động đáng kể đến sự đa dạng sinh học tại tỉnh Bến Tre nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung như: mất môi trường sống, sử dụng tài nguyên không bền vững. Lượng mưa thay đổi, nhiệt độ cao, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn gây ra BĐKH sẽ làm giảm năng suất nông nghiệp và thủy sản và thành phần, cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái - nguồn sinh kế quan trọng cho người dân và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, việc xây dự các đập thủy điện ở thượng nguồn sẽ giảm đáng kể lượng phù sa để bồi đắp ĐBSCL, từ đó đánh mất khả năng chống chịu của đồng bằng đối với mực nước biển dâng. Việc cung cấp các nguồn năng lượng sạch, xây dựng các chiến lược phù hợp cho hạn hán và lũ lụt cho vùng là rất quan trọng , các giải pháp ứng phó với BĐKH sẽ làm góp phần làm giảm áp lực lên đa dạng sinh học của vùng.

Vì thế, các biện pháp thích ứng (để tăng cường tính chống chịu cho hệ sinh thái và người dân thích nghi với BĐKH) đóng vai trò quan trọng tại tỉnh Bến Tre nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung. Cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA) sẽ liên quan trực tiếp đến việc quản lý bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái nhằm tăng cường sự ứng phó với BĐKH. Các đề xuất của WWF để triển khai có hiệu quả giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái thông qua việc thực hiện và so sánh kết quả giữa ba mô hình: sự tích hợp của hệ sinh thái ban đầu, sử dụng đa tiêu chí và mô hình suy thoái sinh thái.

Thời gian thực hiện: 30 tháng (07/2010 - 12/2012)

Nguồn tài trợ: Coca Cola thông qua  Coke – WWF 

Đối tác quốc tế: WWF-Vietnam điều phối trực tiếp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre

Mục tiêu dự án

Tăng cường tính chống chịu với tác động của BĐKH lên tỉnh Bến Tre thông qua cách tiếp cận thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA)

Kết quả mong đợi

  • Lồng ghép EBA vào Kế hoạch hành động về BĐKH của tỉnh Bến Tre (dựa trên bài học kinh nghiệm từ dự án vườn quốc gia Tràm Chim và các dự án trình diễn EBA).
  • Các phương pháp đánh giá khả năng thích ứng dễ bị tổn thương và có sự tham gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan liên quan tại địa phương.
  • Thực hiện các chiến lược thích ứng hệ sinh thái thông qua việc thiết lập khung quản lý linh hoạt,hệ thống giám sát và bộ chỉ tiêu phục hồi thích hợp cũng như các nhóm thực hiện bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường và các bên liên quan cam kết việc đánh giá hiệu quả dài hạn.
  • Chia sẻ các bài học kinh nghiệm và khả năng ứng dụng mô hình thí điểm này tại các địa phương khác.