- Chuyên mục: USAID news
- Lượt xem: 1032
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong), Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID - Việt Nam), Chương trình Giáo dục Môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do USAID tài trợ được triển khai hoạt động trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Ngày 21/9/2023, Viện DRAGON-Mekong đã tổ chức hội thảo tổng kết chương trình tại Hội trường Trung tâm Học liệu, Trường ĐHCT.
Chương trình tổng kết diễn ra với hai hoạt động chính gồm: Tổng kết hoạt động dự án đã được thực hiện tại 3 tiểu vùng ĐBSCL (tiểu vùng ngập lũ, tiểu vùng ngập ngọt và tiểu vùng mặn); triển lãm kết quả dự án và đối thoại với các bên liên quan về định hướng phát triển chương trình giáo dục môi trường giai đoạn tiếp theo.
Hoạt động tổng kết chương trình diễn ra sáng ngày 21/9/2023, với sự tham dự của hơn 20 thầy cô giáo, 28 bạn sinh viên thực hiện 14 dự án tại 13 trường THPT ở 13 tỉnh vùng ĐBSCL, cùng thành viên Ban quản lý dự án. Tại buổi họp, thành viên dự án đã cùng nhau tổ chức các hoạt động sôi nổi, hào hứng nhằm tổng kết rút bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án. Song song, các nhóm dự án đã đưa ra các ý kiến đóng góp đề xuất cải tiến cho các hoạt động dự án giai đoạn 2.
Hoạt động tổng kết nhóm dự án tiểu vùng ngập lũ
Hoạt động tổng kết nhóm dự án tiểu vùng ngập ngọt
Hoạt động tổng kết nhóm dự án tiểu vùng mặn
Hội thảo các bên liên quan diễn ra buổi chiều cùng ngày 21/9/2023, khách mời tham dự hội thảo, có Ông Đoàn Quốc Trung, chuyên gia Quản lý dự án Giáo dục Đại học, USAID - Việt Nam; Ông Saengroj Srisawaskraison, Giám đốc chương trình YSEALI Mekong; TS. Nguyễn Thành Tựu, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Trà Vinh; Chị Võ Thị Xuân Quyên, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng; Anh Nguyễn Phương, cán bộ Liên Đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ; TS. Nguyễn Trần Vỹ, chuyên gia Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Về phía Trường ĐHCT, hội thảo có sự tham gia của PGS.TS. Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện DRAGON-Mekong. Ngoài ra, tham dự hội thảo còn có đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, và Quý thầy cô chuyên gia dự án, Quý Thầy cô là đại diện Ban giám hiệu và cán bộ đoàn 13 trường THPT ở 13 tỉnh ĐBSCL, sinh viên thực hiện dự án cùng hơn 100 bạn sinh viên Trường ĐHCT.
Toàn cảnh đại biểu tham dự buổi Hội thảo
Phát biểu tại chương trình tổng kết, PGS.TS. Trần Trung Tính đã gửi lời cảm ơn đến USAID - Việt Nam đã đồng hành với Trường ĐHCT và hy vọng sẽ có nhiều cơ hội hợp tác, hướng đến sự phát triển bền vững của ĐBSCL mục tiêu giúp ĐBSCL “là nơi đáng sống” cả trong hiện tại và tương lai. Phó Giáo sư chia sẻ, Chương trình Giáo dục Môi trường vùng ĐBSCL đã được triển khai với nhiều hoạt động ý nghĩa, từ xây dựng chương trình tập huấn giáo dục kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học đến nâng cao năng lực ứng phó cho lực lượng cán bộ giảng dạy, sinh viên và học sinh. Mạng lưới thanh niên được xây dựng có thể được xem như là một trong những thành công của Chương trình trong giai đoạn hiện tại và mong muốn rằng mạng lưới này sẽ tiếp tục được quan tâm, phát triển ở giai đoạn tiếp theo nhằm tạo tác động xã hội một cách sâu rộng.
PGS.TS. Trần Trung Tính phát biểu tại Hội thảo
Đại diện USAID - Việt Nam, Ông Đoàn Quốc Trung phát biểu tại Hội thảo
TS. Phan Kiều Diễm, Trợ lý chương trình giáo dục môi trường vùng ĐBSCL do USAID tài trợ đã giới thiệu các hoạt động nổi bật đã thực hiện trong thời gian vừa qua của dự án
Sau phần phát biểu, giới thiệu các hoạt động nổi bật của dự án, đại biểu và các bạn sinh viên có hơn một giờ tham quan triển lãm và lắng nghe trình bày các dự án sáng kiến xoay quanh các chủ đề về quản lý rác thải tại trường học và nâng cao nhận thức về BĐKH và đa dạng sinh học tại các trường THPT đã được thực hiện tại 3 tiểu vùng ĐBSCL.
Quý vị đại biểu tham quan khu vực triển lãm các dự án thực hiện
Điểm nổi bật của hội thảo là buổi tọa đàm các bên có liên quan gồm nhà tài trợ, nhà khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, đại diện trường học, sinh viên về ba chủ đề “Quản lý rác thải tại trường học”, “Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học trong trường học”, và “Lồng ghép Giáo dục Môi trường vào trường học”. Tại tọa đàm, các bên có liên quan đã chia sẻ các góc nhìn đa chiều về thực trạng cũng như phương thức tiếp cận để nâng cao nhận thức thanh niên tại các trường học, làm thế nào để hoạt động giáo dục môi trường đạt hiệu quả tích cực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, và mang tính bền vững trong tương lai.
Diễn giả tham gia tọa đàm về “Quản lý rác thải tại trường học”
Diễn giả tham gia tọa đàm về “Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học trong trường học”
Diễn giả tham gia tọa đàm “Lồng ghép Giáo dục Môi trường vào trường học”
Các đại biểu đã lắng nghe và hỏi đáp đến các vị diễn giả
Phát biểu tổng kết chương trình, PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí đã gửi lời cảm ơn đến quý vị đại biểu tham dự chương trình. Thông qua tọa đàm, Phó Giáo sư chia sẻ, để thay đổi được hành vi cộng đồng của con người, đầu tiên phải bắt đầu từ giáo dục. Chương trình thanh niên của Viện DRAGON-Mekong luôn chú trọng đến tính bền vững của các dự án, kêu gọi tất cả mọi người tham gia để đưa ra các vấn đề còn tồn tại và cùng nhau giải quyết. Bên cạnh đó, để có thể tạo ra hiệu quả cao hơn cho các dự án và xã hội, không thể thiếu sự chung tay của các doanh nghiệp. Phó Giáo sư cho biết, giai đoạn 2 của dự án sẽ tiếp tục trong thời gian tới, hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động với mục tiêu đưa chương trình giáo dục môi trường thật sự đi vào chiều sâu và tác động xã hội bền vững.
Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:
Người đăng: Trần Quốc Dũng
- Chuyên mục: USAID news
- Lượt xem: 2874
BẾ MẠC CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN LAN TOẢ
Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs): SDG4, SDG5, SDG13, SDG16, SDG17
Ngày 23 tháng 4 năm 2023, Lễ bế mạc Chương trình tập huấn lan tỏa “Dự án sáng kiến của thanh niên về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long” đã được thực hiện tại Tòa nhà Công nghệ cao (ATL), Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT). Chương trình thực hiện trong khuôn khổ “Chương trình Giáo dục Môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ”, cũng là một trong chuỗi các hoạt động thuộc của Chương trình “Nâng cao năng lực chống chịu của thanh niên với tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long” (Gọi tắt là Y-CoRe) thông qua hợp tác giữa Viện DRAGON-Mekong và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID – Việt Nam), cùng Hội đồng Anh tại Việt Nam.
Các thành viên Ban tổ chức cùng với đại biểu và các bạn sinh viên chụp ảnh lưu niệm
Chương trình tập huấn diễn ra trong 3,5 ngày, từ 17:00 Thứ Năm, ngày 20/4/2023 đến hết ngày Chủ Nhật (23/4/2023). Buổi tập huấn đã thu hút được sự quan tâm tham gia của hơn 130 sinh viên thuộc các Khoa, Viện, Trường của Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Trà Vinh. Đến với chương trình, phía đại diện Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, ông Đoàn Quốc Trung, chuyên gia quản lý dự án đã chia sẻ về tinh thần, mục tiêu, và mong muốn đạt được từ Chương trình.
Chia sẻ từ anh Đoàn Quốc Trung - chuyên gia quản lý chương trình, cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam
Ngoài ra, chương trình tập huấn còn nhận được sự chia sẻ từ nghệ sỹ Mzung Nguyễn về việc sử dụng yếu tố nghệ thuật và truyền thông trong việc lan tỏa các giá trị tích cực có liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường, đa dạng sinh học và bình đẳng giới.
Chia sẻ của nghệ sĩ Mzung Nguyễn về lăng kính nghệ thuật
Trong 2 ngày tập huấn cuối, các bạn sinh viên và Quý Thầy Cô từ 13 tỉnh, thành phố trực thuộc ĐBSCL đã được chia thành 3 nhóm ý tưởng dự án liên quan đến ba lĩnh vực Khoa học – Nghệ thuật – Truyền thông. Các nội dung được tập huấn trong Chương trình đã trang bị cho học viên kiến thức về biến đổi khí hậu, các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu tại địa phương và các bước thiết yếu để chuẩn bị và phát triển dự án sáng kiến thanh niên tại địa phương. Đặc biệt, nội dung ứng dụng nghệ thuật và truyền thông vào các hoạt động của dự án đã được lồng ghép vào chương trình tập huấn, đây là một phương pháp nghiên cứu mới giúp tăng tính lan tỏa và truyền cảm hứng trong các dự án cộng đồng.
Quý Thầy Cô đến từ 13 trường thuộc 13 tỉnh ĐBSCL
Tại ngày tập huấn cuối, ngày 23/4/2023, BTC đã tổ chức “Phiên chợ ý tưởng”, tại đây các nhóm sinh viên đã có cơ hội trình bày ý tưởng sáng kiến của mình về các vấn đề đang được quan tâm tại khu vực có liên quan đến các chủ đề như tác động của BĐKH, ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa, đa dạng sinh học, giới và bình đẳng và nhận được rất nhiều những ý kiến đóng góp từ các Mentor và người tham dự. Trong buổi chiều cùng ngày, sau khi thu hoạch và kết thúc dự án, BTC tóm tắt lại dự án, giới thiệu các tiêu chí chấm điểm, các mốc thời gian quan trọng để nộp các ý tưởng dự án và tạo tiền đề để bắt đầu triển khai phát triển 24 dự án gồm 13 dự án truyền thông và 11 dự án nghiên cứu khoa học ở giai đoạn tiếp theo.
“Phiên chợ ý tưởng” tại chương trình
Các nhóm sáng kiến nhận góp ý từ các Mentor
Ban tổ chức Chương trình tập huấn
Hoạt động của các nhóm dự án sáng kiến thanh niên
Tin và ảnh: Ánh Minh, Quốc Cường, Kim Oanh, Hải Minh, Quốc Khánh, Thiện Duy
Người đăng bài: Trần Quốc Dũng
- Chuyên mục: USAID news
- Lượt xem: 6560
Sáng ngày 24 tháng 02 năm 2023, đoàn đại biểu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (The United States Agency for International Development in Vietnam, gọi tắt là USAID) đã có chuyến thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON - Mekong), Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) về kế hoạch và tiến độ triển khai Chương trình giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ.
Toàn cảnh buổi gặp gỡ với đoàn đại biểu tổ chức USAID tại Việt Nam
Đoàn làm việc của tổ chức USAID tại Việt Nam do bà Linda Percy, Giám đốc Tài chính dẫn đầu cùng các Chuyên gia người Việt đến từ tổ chức. Về phía Trường ĐHCT, có PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, các thành viên trong Ban chủ nhiệm dự án và các bạn sinh viên thuộc Trường.
PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí trao đổi cùng đại diện USAID Việt Nam - Bà Linda Percy
Các thành viên trong Ban chủ nhiệm dự án
Tại buổi làm việc, đại diện tổ chức USAID và Ban chủ nhiệm dự án đã thảo luận và thống nhất sẽ phối hợp cùng các dự án thanh niên khác nhằm chọn ra những sinh viên phù hợp với các mục tiêu và định hướng của chương trình, đại diện cho 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tham gia buổi tập huấn và thực hiện chiến dịch truyền thông môi trường cho từng tỉnh tại ba tiểu vùng cụ thể tại ĐBSCL trong thời gian tới. Đại diện tổ chức USAID tại Việt Nam đánh giá rất cao các hoạt động và có góp ý mang tính chất định hướng để dự án sẽ phối hợp và phát triển tốt hơn.
Buổi họp mặt trao đổi cùng USAID Việt Nam
Nhìn chung, buổi làm việc đã diễn ra thành công và hứa hẹn tiếp tục đạt được những thành tựu trong thời gian sắp tới, đáp ứng được những mục tiêu và định hướng mà dự án đã đề ra.
Đoàn Chuyên gia USAID tại Việt Nam vỗ tay tán thưởng thành quả đạt được của dự án
- Chuyên mục: USAID news
- Lượt xem: 3416
Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs): SDG4, SDG5, SDG13, SDG16, SDG17
Ngày 20/3/2023, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong), Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã khai mạc Tập huấn lan tỏa “Dự án sáng kiến của thanh niên về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long”. Chương trình được thực hiện trong khuôn khổ “Chương trình Giáo dục Môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ”, cũng là một trong chuỗi các hoạt động thuộc của Chương trình “Nâng cao năng lực chống chịu của thanh niên với tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long” (Gọi tắt là Y-CoRe) thông qua hợp tác giữa Viện DRAGON-Mekong và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID – Việt Nam), cùng Hội đồng Anh tại Việt Nam.
Mục tiêu của tập huấn lan toả lần này nhằm nâng cao năng lực của thanh niên, kỹ năng, kiến thức và tạo cơ hội để các bạn kết nối với những người có cùng sở thích hoạt động về BĐKH, môi trường, dạng sinh học và bình đẳng giới, đồng thời kết nối các trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn 13 tỉnh thành cùng với thanh niên, tạo nền tảng để phát triển dự án sáng kiến thanh niên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hoạt động tại một lớp của chương trình tập huấn
Ảnh tập thể của một lớp trong dự án
Tại chương trình, Ban tổ chức hân hạnh đón tiếp 26 Quý Thầy/Cô là đại diện các Trường THPT tại 13 tỉnh - thành vùng ĐBSCL và hơn 130 thanh niên là sinh viên thuộc các Khoa, Viện, Trường của Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Trà Vinh. Chương trình tập huấn kéo dài 3,5 ngày, diễn ra từ 17:00 tối Thứ 5, ngày 20/4/2023 đến Chủ Nhật, ngày 23/4/2023; và được thiết kế thành 3 lớp riêng tương ứng với 3 tiểu vùng sinh thái của ĐBSCL là: Vùng ngập lũ, Vùng ngập ngọt và Vùng mặn.
Chia sẻ của BTC Chương trình với Quý Thầy Cô là đại diện các Trường THPT ở 13 tỉnh - thành vùng ĐBSCL
Đến với khóa tập huấn này, giáo viên tại 13 tỉnh thành phố sẽ có nâng cao năng lực và đầu mối hợp tác quan trọng khi dự án được triển khai tại các địa phương sau này. Các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được nâng cao kỹ năng thực hiện các chương trình cộng động, kỹ năng làm việc nhóm, cơ hội để các bạn kết nối với những người có cùng suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu, và đa dạng sinh học để cùng lên ý tưởng và trình bày với Ban cố vấn Khoa học. Đối với những sáng kiến được chọn, các nhóm sẽ được chương trình hỗ trợ về tài chính cũng như tư vấn chuyên môn để biến ý tưởng của các bạn thành hiện thực.
Một số hình ảnh hoạt động tại chương trình:
- Chuyên mục: USAID news
- Lượt xem: 8921
Hội thảo
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DO USAID TÀI TRỢ
Ngày 23 tháng 11 năm 2022, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong), Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã tổ chức buổi họp khởi động chương trình “Chương trình Giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do USAID tài trợ”. Mục tiêu buổi họp nhằm giới thiệu tổng quan về chương trình, thông qua các phiên thảo luận xác định các vấn đề liên quan đến môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu trong cộng đồng và xây dựng kế hoạch để giải quyết những vấn đề nêu trên; đồng thời tìm kiếm các ứng viên tiềm năng tham gia các hoạt động sắp tới của dự án.
Hình ảnh tập thể của Hội thảo
Về tổng thể, “Chương trình Giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ” được thực hiện nhằm mục tiêu: xác định các vấn đề về môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu tại ba tiểu vùng sinh thái ĐBSCL, Việt Nam; phát triển tài liệu, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của thanh niên ở tất cả 13 tỉnh trong khu vực ĐBSCL để góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường và đa dạng sinh học; Chương trình được thực hiện dưới sự điều hành của Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT và PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Điều phối triển khai đề tài.
Đến dự buổi họp triển khai chương trình có GS.TS Trần Ngọc Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT, Bà Trần Thị Thủy Tiên - Bí thư Đoàn trường Trường ĐHCT, TS. Phan Kiều Diễm - Trợ lý chương trình, TS. Nguyễn Ánh Minh - Thư ký chương trình, cùng sự tham dự của cán bộ Đoàn thanh niên thuộc 13 tỉnh thành thuộc ĐBSCL và hơn 80 sinh viên các Khoa Viện Trường trực thuộc Trường ĐHCT. Ngoài ra, thành viên của YSEALI-Mekong (trụ sở tại TP.HCM) cũng tham dự để chia sẻ những kinh nghiệm có liên quan.
Các đại biểu tại Hội thảo
Chương trình họp mặt đã diễn ra với phiên toàn thể gồm các nội dung (1) GS.TS Trần Ngọc Hải phát biểu khai mạc Hội thảo, (2) TS. Phan Kiều Diễm giới thiệu tổng quan về các hoạt động của “Chương trình Giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ” và (3) chia sẻ của anh Huỳnh Ngọc Thế Anh, Bí thư Đoàn trường Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông về các ứng dụng, kỹ năng và kinh nghiệm làm truyền thông.
GS.TS Trần Ngọc Hải phát biểu khai mạc Hội thảo
TS. Phan Kiều Diễm giới thiệu tổng quan về các hoạt động của “Chương trình Giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ”
Sau phiên toàn thể là phiên thảo luận song song tại ba tiểu ban, dựa trên đặc điểm thủy văn khu vực ĐBSCL, những thành viên tham dự hội thảo được chia thành ba nhóm thảo luận về giáo dục môi trường tại 3 tiểu vùng sinh thái gồm (1) vùng ngập lũ, (2) vùng ngập ngọt và (3) vùng mặn. Ba phiên thảo luận này nhằm mục đích xác định các vấn đề liên quan đến môi trường, khí hậu và xây dựng kế hoạch lớp tập huấn để nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho thanh niên tại 3 tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.
Thảo luận nhóm - vùng lũ
Thảo luận nhóm - vùng ngập ngọt
Thảo luận nhóm - vùng mặn
Kết thúc hội thảo đã đạt được một số kết quả:
• Hội thảo đã bước đầu tiếp cận được nhóm đối tượng là sinh viên/thanh niên tại Trường ĐHCT và 13 tỉnh thành ĐBSCL để giới thiệu về chương trình giáo dục môi trường và tiến tới chuẩn bị cho hoạt động thứ 2 liên quan đến tập huấn kiến thức và kỹ năng cho sinh viên/thanh niên trong khuôn khổ của chương trình.
• Về các vấn đề chính: nội dung quản lý chất thải rắn ở vùng lũ và vùng ngập ngọt; và việc thực hiện các hoạt động thích ứng với xâm nhập mặn ở vùng mặn đã được đề xuất xem xét trong quá trình thực hiện tập huấn.
• Về kế hoạch “Đào tạo Cộng tác viên”, đã liệt kê danh sách các kiến thức, kỹ năng, chuyên ngành cần bổ sung vào chương trình tập huấn cho từng tiểu vùng cụ thể tại ĐBSCL.
Nhìn chung, hội thảo đã tạo ra diễn đàn hiệu quả để sinh viên Trường ĐHCT và Đoàn thanh niên ở 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL có cơ hội chia sẻ các ý kiến và vấn đề có liên quan. Đây được xem là bước khởi đầu để tiếp tục xây dựng các hoạt động tiếp theo trong chuỗi chương trình giáo dục môi trường nhằm cải thiện, nâng cao năng lực và nhận thức của thanh niên về môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học. Chương trình sẽ dự kiến tiếp tục triển khai các lớp tập huấn cho thanh niên tại 3 tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL vào tháng 4/2023 nhằm đạt mục tiêu nâng cao nhận thức của thanh niên về biến đổi khí hậu và môi trường, suy thoái đa dạng sinh học.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo.
Nhóm thảo luận Vùng ngập ngọt
Nhóm thảo luận Vùng mặn