Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (VAWR), Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (United States Geological Survey – USGS) và Trường Đại học Quốc gia Seoul, Trường Đại học Cần Thơ đã phối với các bên liên quan tổ chức hội thảo quốc tế: “Mekong Virtual Symposium: Responding to Climate Change Impacts in the Mekong River Basin – A call for Solutions and Adaption” lần thứ 1 vào ngày 23/10/2021.
Hội thảo quốc tế: “Mekong Virtual Symposium” lần thứ 1
Hội thảo đã quy tụ được sự tham gia của các nhà khoa học trong nước và quốc tế từ nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhà quản lý cấp trung ương, cũng như đại diện của các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hội thảo là sự kiện quan trọng để các bên liên quan có thể trình bày ý tưởng, làm cơ sở xây dựng những chính sách phù hợp cho sự phát triển ĐBSCL.
PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung Phó Hiệu Trưởng, Trường Đại học Cần Thơ - Viện Trưởng Viện DRAGON-Mekong phát biểu khai mạc Hội thảo
PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí - Phó Viện Trưởng Viện DRAGON-Mekong trình bày tại hội thảo với chủ đề “Những thay đổi của hệ thống đồng bằng dưới tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu điển hình về ĐBSCL”
TS. Yadu Pokhrel báo cáo tại hội thảo với nội dung “Biến đổi khí hậu, các đập thượng nguồn và sự thay đổi chế độ thủy văn tại lưu vực hạ lưu sông Mekong”
“Vai trò của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong và mối quan hệ giữa nước, năng lượng và lương thực” được trình bày bởi TS. Jiaguo Qi
TS.Nguyễn Nghĩa Hùng báo cáo về “Tổng quan những thách thức chính về phát triển bền vững đối với ĐBSCL”
Chuyên gia Matthew Andersen báo cáo tại Hội thảo với nội dung “Sự liên kết mô hình NexView đối với động lực nước duới đất và kinh tế xã hội”Nguyễn Văn Thịnh trình bày nội dung “Nghiên cứu mực nước biển dâng tại vùng ven biển ĐBSCL”
TS.Philippe Gourbesville báo cáo tại hội thảo với nội dung “Chiến lược giảm nhẹ và chống chịu với lũ lụt”
Phiên thảo luận
Thông qua kết quả của hội thảo, một số khuyến nghị chính sách có thể được xác định, bao gồm:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL, đây là cơ sở quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng của người dân trong vùng đối với những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu mang lại.
- Các rủi ro tổng hợp dưới tác động biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra nhiều thách thức quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL vừa đảm bảo sinh kếcho cộng đồng, vừa bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Cần có nhiều nghiên cứu cơ bản hơn nữa để hiểu rõ hơn về các yếu tố dẫn lực dẫn đến sự thay đổi của hệ thống đồng bằng, cũng như mối liên kết giữa ĐBSCL với cả lưu vực sông Mekong, làm nền tảng quan trọng định hướng xây dựng hệ thống quan trắc môi trường, phát triển các mô hình dự báo cũng như xây dựng kịch bản trong tương lai.
- Việc cân nhắc mối liên kết giữa các vấn đề về tài nguyên nước, năng lượng và an ninh lương thựcsẽ góp phần hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đưa ra những qui hoạch phù hợp cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL.
- Cần có cơ chế chia sẻ dữ liệu hiệu quả nhằm hỗ trợ các nghiên cứu khoa học có liên quan, làm cơ sở cho việc khuyến nghị chính sách phù hợp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của vùng.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các công cụ hỗ trợ ra quyết định toàn diện hơn dựa trên đánh giá đa chiều, xem xét đến những tác động đến hệ sinh thái tự nhiên và kinh tế xã hội
- Việc tiếp tục đối thoại và hợp tác với các chuyên gia quốc tế, các bên liên quan trong khu vực, các nhà hoạch định chính sách, cũng như cộng đồng chịu ảnh hưởng sẽlà nền tảng quan trọng hỗ trợ việc lập kế hoạch chống chịu và thích ứng nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Điều này không chỉ được khuyến khích riêng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn là xu hướng chung của thế giới.