Theo Kiểm toán nhà nước (KTNN), những bất cập, hạn chế trong quản lý tài nguyên nước kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu, sự gia tăng của việc khai thác, sử dụng nước tại các quốc gia thượng nguồn đã tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới Việt Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL – là nơi sinh sống của hơn 17,3 triệu dân.

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kết quả kiểm toán Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Kông gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững. Cuộc kiểm toán được thực hiện trong bối cảnh các quốc gia thuộc lưu vực sông (LVS) Mê Kông đã và đang phải đối mặt với những thách thức, tác động tiêu cực không thể lường trước từ hiện tượng biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường cũng như việc quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước thiếu bền vững, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn 65 triệu người dân trong lưu vực. Cuộc kiểm toán có sự tham gia của 3/6 quốc gia thuộc LVS Mê Kông, gồm KTNN Việt Nam, Thái Lan và Myanma, cùng sự hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật của các chuyên gia đến từ KTNN Malaysia, Indonesia, Ngân hàng thế giới (WB)...

Bên cạnh những kết quả đạt được, cuộc kiểm toán cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nguồn nước LVS Mê Kông giai đoạn 2016 – 2020 tại các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, công tác quy hoạch tài nguyên nước chung cả nước, nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh chưa kịp thời; công tác giám sát, kiểm soát của cơ quan quản lý còn thiếu sự đồng bộ, chưa đảm bảo kết nối từ Trung ương đến địa phương…

Xem thêm tại đây