Với mục tiêu tham vấn các đơn vị liên quan về vai trò của giới trẻ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và đánh giá mức độ quan trọng cũng như sự quan tâm của các bên liên quan trong việc giảm phát thải khí nhà kính ở đồng bằng sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ (DRAGON-Mekong) phối hợp với Trường Đại học Northumbria, tổ chức hội thảo trực tuyến về “Vai trò của thanh niên trong giảm phát thải khí nhà kính ở đồng bằng sông Cửu Long” (diễn ra vào ngày 19/1/2022).

 

Hội thảo trực tuyến về “Vai trò của thanh niên trong giảm phát thải khí nhà kính ở đồng bằng sông Cửu Long”.

Tham dự hội thảo có các đại diện của Sở Công thương thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, Kiên Giang; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang; Học viện Chính trị khu vực 4; Thành đoàn Cần Thơ; Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn; Viện kinh tế - xã hội Tp. Cần Thơ; Trường Đại học Trà Vinh; Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ kỹ thuật về Môi trường; Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường cùng với đại diện các tổ chức, các dự án đang hoạt động về môi trường tại Thành phố Cần Thơ và Việt Nam.

 

PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu phát biểu khai mạc hội thảo

TS. Huỳnh Văn Đà – Giảng viên, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ giới thiệu dự án và chia sẻ về “Giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam: hiện trạng và chính sách”.

 

PGS. TS. Lê Anh Tuấn – Giảng viên, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên chia sẻ về “Trách nhiệm của thanh niên trong tiến trình vận động giảm phát thải khí nhà kính”.

 

Cô Nguyễn Thị Ngọc Sương - Quản lý dự án Bảo Gia Farm Camping (farm education) chia sẻ tóm tắt về “Vai trò của doanh nghiệp trẻ trong việc góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chuỗi giá trị cung ứng bền vững”.

 Tại phiên thảo luận, đại diện của các đơn vị đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến vai trò của thanh niên trong giảm phát thải khí nhà kính ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như phân tích những vấn đề làm hạn chế khả năng phát triển các hoạt động liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường của người trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp hỗ trợ thích hợp.

Các đại biểu đã tham gia thảo luận chia sẻ về những vấn đề liên quan đến vai trò của thanh niên trong giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi cân bằng.

Trong phiên thảo luận, hội thảo đã nhận được nhiều chia sẻ và đóng góp từ các đại diện đến từ địa phương và các chuyên gia quan tâm đến hoạt động giảm phát thải KNK, môi trường và chuyển đổi cân bằng tại ĐBSCL. Cô Trần Thị Thủy Tiên - Bí thư Đoàn Thanh niên Trường đại học Cần Thơ đánh giá cao vai trò quan trọng của giới trẻ trong việc giảm phát thải khí nhà kính. ThS. Lê Ngọc Hân - Học viện Chính trị Khu vực 4 đã chia sẻ giải pháp nâng cao nhận thức của thanh niên trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như giảm phát thải khí nhà kính.

 

Những chia sẻ liên quan đến vai trò của thanh niên trong vấn đề thảo luận chung của hội thảo.

 Thông qua hội thảo, một số vấn đề đã được thảo luận giúp tăng cường sự tham gia của người trẻ vào quá trình giảm phát thải khí nhà kính. Về vai trò của thế hệ trẻ trong quá trình giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi cân bằng:

Những người trẻ tuổi có khá nhiều thuận lợi khi tham gia vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi cân bằng:

Tuy nhiên, một số khó khăn của có thể thấy của thế hệ trẻ khi tham gia vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi cân bằng:

Để hạn chế những khó khăn, phát huy những thuận lợi những người trẻ tuổi có thể tham gia vào quá giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi cân bằng thông qua các hoạt động:

Và để gắn kết các bên liên quan và các thế hệ, một số kiến nghị được đề xuất:

 (Tin và ảnh: Viện DRAGON-Mekong)