Logo, company name

Description automatically generatedText

Description automatically generated

Hội thảo

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DO USAID TÀI TRỢ

 

Ngày 23 tháng 11 năm 2022, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong), Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã tổ chức buổi họp khởi động chương trình “Chương trình Giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do USAID tài trợ”. Mục tiêu buổi họp nhằm giới thiệu tổng quan về chương trình, thông qua các phiên thảo luận xác định các vấn đề liên quan đến môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu trong cộng đồng và xây dựng kế hoạch để giải quyết những vấn đề nêu trên; đồng thời tìm kiếm các ứng viên tiềm năng tham gia các hoạt động sắp tới của dự án.

https://lh5.googleusercontent.com/KYBEcKPIFwl0A9yflULhCswT4FMrqXDtFYtXwsxZ4Rnx4PDwIH_97cdSBYK6sZo14utzS-OsI0RYzplKZqC57nJ1ZJukqc2gOGr0fUSC-Guqo-u8gYwIHBQ8jk_EZum8s0b22W-qPL4lI6WFEE1IZcj29KrDwLqt1HtIeIStyfI0Ve1Gvwet_41mZyUOoA

Hình ảnh tập thể của Hội thảo

Về tổng thể, “Chương trình Giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ” được thực hiện nhằm mục tiêu: xác định các vấn đề về môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu tại ba tiểu vùng sinh thái ĐBSCL, Việt Nam; phát triển tài liệu, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của thanh niên ở tất cả 13 tỉnh trong khu vực ĐBSCL để góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường và đa dạng sinh học; Chương trình được thực hiện dưới sự điều hành của Chủ nhiệm đề tài PGS.TS Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT và PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Điều phối triển khai đề tài.

Đến dự buổi họp triển khai chương trình có GS.TS Trần Ngọc Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHCT, Bà Trần Thị Thủy Tiên - Bí thư Đoàn trường Trường ĐHCT, TS. Phan Kiều Diễm - Trợ lý chương trình, TS. Nguyễn Ánh Minh - Thư ký chương trình, cùng sự tham dự của cán bộ Đoàn thanh niên thuộc 13 tỉnh thành thuộc ĐBSCL và hơn 80 sinh viên các Khoa Viện Trường trực thuộc Trường ĐHCT. Ngoài ra, thành viên của YSEALI-Mekong (trụ sở tại TP.HCM) cũng tham dự để chia sẻ những kinh nghiệm có liên quan.

https://lh5.googleusercontent.com/VEfpQMqRccv6RD_PNKOOrb_209gVhjttfBuv5WF30KyEsXStj7roMz1jVoRtZtfnzuVcNA6pYgJ9LuZnYFfjGDNVW52k1PvwcOMRWOyy5m5d2gjT7RTpUE2bTgaOT6SLpnWDZf6qwKPT7qGqJ3coK3qshCEAB5hGlTmrZRDDHKJ7RKVnkc3tzp59jzoZ8g

Các đại biểu tại Hội thảo

Chương trình họp mặt đã diễn ra với phiên toàn thể gồm các nội dung (1) GS.TS Trần Ngọc Hải phát biểu khai mạc Hội thảo, (2) TS. Phan Kiều Diễm giới thiệu tổng quan về các hoạt động của “Chương trình Giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ” và (3) chia sẻ của anh Huỳnh Ngọc Thế Anh, Bí thư Đoàn trường Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông về các ứng dụng, kỹ năng và kinh nghiệm làm truyền thông.

https://lh3.googleusercontent.com/aPo1V2NO0AiL8HGvjMRhEupFn8I2SusAPvkRyTOxTKTSrRzUap5yAFfRq3-8TT7hS6098GkIpr8udLbk5FXV6O5ovwmmsPxWMynAdcgkSV75QNSppBpt0OGQ9TBN1FPXR9RXUaS3-vr1Ru1aPMCCt80nm3KSPkUnQZfitgqhUCYCkY6XtPtiKYjIQ7wqtA

GS.TS Trần Ngọc Hải phát biểu khai mạc Hội thảo

https://lh6.googleusercontent.com/1ylI3q6BAUk7JPuCWLGeg8nkekDfF-K9_BBTTBiSzCT47R82seb8zNFFTy3r3vgjEoGsmP4DaoFLIq8ssfc4tE1cdTgl2oK8lAyIJWbRNRG9aUC-qruFnQR3ND5cVE2tsbd3Ab2qoPoDulwzFc5WeD_baUBl57tGKRsiPuKd-_FR1ZSNFXlMSzQd63uhsg

TS. Phan Kiều Diễm giới thiệu tổng quan về các hoạt động của “Chương trình Giáo dục môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long do USAID tài trợ 

Sau phiên toàn thể là phiên thảo luận song song tại ba tiểu ban, dựa trên đặc điểm thủy văn khu vực ĐBSCL, những thành viên tham dự hội thảo được chia thành ba nhóm thảo luận về giáo dục môi trường tại 3 tiểu vùng sinh thái gồm (1) vùng ngập lũ, (2) vùng ngập ngọt và (3) vùng mặn. Ba phiên thảo luận này nhằm mục đích xác định các vấn đề liên quan đến môi trường, khí hậu và xây dựng kế hoạch lớp tập huấn để nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho thanh niên tại 3 tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL.

Thảo luận nhóm - vùng lũ

Thảo luận nhóm - vùng ngập ngọt

Thảo luận nhóm - vùng mặn

Kết thuc hội thảo đã đạt được một số kết quả:

• Hội thảo đã bước đầu tiếp cận được nhóm đối tượng là sinh viên/thanh niên tại Trường ĐHCT và 13 tỉnh thành ĐBSCL để giới thiệu về chương trình giáo dục môi trường và tiến tới chuẩn bị cho hoạt động thứ 2 liên quan đến tập huấn kiến thức và kỹ năng cho sinh viên/thanh niên trong khuôn khổ của chương trình.

• Về các vấn đề chính: nội dung quản lý chất thải rắn ở vùng lũ và vùng ngập ngọt; và việc thực hiện các hoạt động thích ứng với xâm nhập mặn ở vùng mặn đã được đề xuất xem xét trong quá trình thực hiện tập huấn.

• Về kế hoạch “Đào tạo Cộng tác viên”, đã liệt kê danh sách các kiến thức, kỹ năng, chuyên ngành cần bổ sung vào chương trình tập huấn cho từng tiểu vùng cụ thể tại ĐBSCL.

Nhìn chung, hội thảo đã tạo ra diễn đàn hiệu quả để sinh viên Trường ĐHCT và Đoàn thanh niên ở 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL có cơ hội chia sẻ các ý kiến và vấn đề có liên quan. Đây được xem là bước khởi đầu để tiếp tục xây dựng các hoạt động tiếp theo trong chuỗi chương trình giáo dục môi trường nhằm cải thiện, nâng cao năng lực và nhận thức của thanh niên về môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học. Chương trình sẽ dự kiến tiếp tục triển khai các lớp tập huấn cho thanh niên tại 3 tiểu vùng sinh thái ở ĐBSCL vào tháng 4/2023 nhằm đạt mục tiêu nâng cao nhận thức của thanh niên về biến đổi khí hậu và môi trường, suy thoái đa dạng sinh học. 

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo.

Nhóm thảo luận Vùng ngập ngọt

Nhóm thảo luận Vùng mặn