Dự án thu gom và xử lý nước mưa phục vụ cho mục đích ăn uống tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một trong các đồng bằng trên thế giới được đánh giá bị tác động tiêu cực nhất của Biến đổi khí hậu (BĐKH), đang phải đối mặt với các thách thức lớn trong việc thích ứng với các tác động từ BĐKH. Bên cạnh các tác động của BĐKH (điển hình như nước biển dâng), nguồn tài nguyên nước ở ĐBSCL còn bị chi phối do các tác động từ hoạt động khai thác nguồn tài nguyên nước ở thượng nguồn sông Mekong cũng như quá trình khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất và hoạt động phát triển KT-XH. Điều này đã tác động nghiêm trọng đến các hệ thống canh tác dựa vào nước ngọt và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên tại, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân địa phương. Thực tế đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại ĐBSCL đã xảy ra trong những năm 2015-2016 và 2019-2020, đã gây ra thiệt hại đáng kể đến KT-XH và đời sống sinh kế của người dân địa phương.
ĐBSCL có lượng mưa lớn hàng năm (trung bình 1.500 – 2.000 mm/năm) và nước mưa được xem như một trong những nguồn tài nguyên có thể được khai thác để thích ứng với sự khan hiếm nguồn nước ngọt trước các tác động trên. Trước đây, nước mưa là nguồn nước chính phục vụ cho hoạt động ăn uống và sinh hoạt của người dân ở các vùng thiếu nước ngọt của ĐBSCL; tuy nhiên, do sự phát triển KT-XH, nguồn nước mưa dần bị thay thế bởi nguồn nước mặt và nước dưới đất. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nước mặt và nước dưới đất ở ĐBSCL dần bị suy thoái cả về lượng và chất và vấn đề này được đánh giá sẽ ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai nếu thiếu các giải pháp thích ứng hiệu quả.
Do vậy, việc khai thác và sử dụng nguồn nước mưa là một trong những giải pháp giúp thích ứng với sự khan hiếm nguồn nước ngọt trong tương lai ở ĐBSCL. So với nguồn nước mặt và nước dưới đất, nguồn nước mưa có nhiều ưu điểm hơn do hàm lượng thấp của các chất ô nhiễm như: kim loại nặng, chất rắn hòa tan,... Tuy nhiên, dưới tác động của sự phát triển KT-XH, chất lượng nguồn nước mưa đang có xu hướng suy giảm. Vì thế, giải pháp kỹ thuật thu gom và xử lý để việc khai thác nguồn nước mưa được hiệu quả, sử dụng an toàn, và phổ biến nhân rộng trong tương lai ở ĐBSCL là rất cần thiết.
Dự án “Thu gom và xử lý chất lượng nước mưa” được thực hiện tại ĐBSCL nhằm mục tiêu đánh giá diễn biến chất lượng nước mưa cũng như đánh giá tính hiệu quả của công nghệ thu gom và xử lý nước mưa phục vụ nhu cầu ăn uống, thông qua quy trình công nghệ lọc màng UF – tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, dự án này chú trọng đến sự gắng kết giữa nghiên cứu khoa học và triển khai thực tế thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp cùng thực hiện.
Dự án được thực hiện trong khoảng thời gian 2 năm (2023 - 2025) bởi sự tài trợ kinh phí từ chính phủ Hà Lan[1] với các đơn vị đối tác phối hợp thực hiện gồm:
- Trường đại học Wageningen - Hà Lan - Điều phối dự án.
- Viện DRAGON-Mekong - Trường ĐHCT - Điều phối các hoạt động dự án ở ĐBSCL.
- Tổ chức tư vấn đổi mới về nguồn nước - WIC (Water Innovation Consulting) - Hà Lan - Thiết kế quy trình công nghệ hệ thống lọc nước mưa.
- Công ty PB International - Hà Lan - Cung cấp thiết bị cho hệ thống nước mưa.
- Công ty TNHH STEPS - Việt Nam - Lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống ở ĐBSCL.
Trong giai đoạn 2023 - 2024, dự án đã hoàn thành đúng tiến độ. Cụ thể, dự án đã hoàn thành việc triển khai lắp đặt 04 hệ thống thử nghiệm thu nước mưa tại các địa điểm khác nhau ở ĐBSCL (Hình 1) và đã tiến hành 04 lần thu mẫu phân tích chất lượng nước mưa đầu vào và đầu ra của hệ thống (định kỳ 1 tháng/lần).
Hình 1: Vị trí lắp đặt hệ thống thử nghiệm thu gom và xử lý nước mưa phục vụ cho mục tiêu ăn uống tại Đồng bằng sông Cửu Long
Các địa điểm lắp đặt bao gồm:
- Viện DRAGON-Mekong – Đại diện cho khu vực đô thị tại cơ sở giáo dục.
- Công ty CP Nông nghiệp Abavina (huyện Phong Điền - Tp. Cần Thơ) – Đại diện cho vùng canh tác nông nghiệp.
- Trại gà Phan Văn Triệu (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) – Đại diện cho vùng chăn nuôi.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau (Tp Cà Mau) – Đại diện cho khu vực đô thị tại cơ quan nhà nước.
Trong giai đoạn 2024 - 2025, dự án sẽ tiếp tục tiến hành thu và phân tích mẫu nước mưa thu được tại các địa điểm lắp đặt để đánh giá chất lượng nước mưa đầu vào và hiệu quả xử lý nước đầu ra của hệ thống. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề vào cuối năm 2025 để báo cáo kết quả đạt được của dự án cũng như giới thiệu về công nghệ xử lý nước mưa phục vụ cho mục tiêu ăn uống cho cộng đồng và doanh nghiệp tại ĐBSCL.
Thông tin về các thành viên thực hiện đề tài.
|
Họ và Tên |
Đơn vị Công tác |
Địa chỉ email |
1 |
Gert-Jan Wilbers |
Trường ĐH Wageningen – Hà Lan |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
2 |
Johan van Groenestijn |
Trường ĐH Wageningen – Hà Lan |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
3 |
Albert Jansen |
Tổ chức đổi mới về nước – WIC – Hà Lan |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
4 |
Casper ten Bokkel |
Công ty PB International – Hà Lan |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
5 |
PGs.Ts. Văn Phạm Đăng Trí |
Viện Dragon-Mekong – Trường Đại Học Cần Thơ |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
6 |
PGs.Ts. Phạm Văn Toàn |
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
7 |
Ts. Hồng Minh Hoàng |
C ông ty TNHH SX TM DV STEPS |
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
Một số hoạt động chính của dự án được thực hiện trong năm 2024:
- Hoạt động họp thảo luận và thống nhất nội dung thực hiện
![]() |
![]() |
Các chuyên gia Hà Lan và Việt Nam họp tại Viện Dragon-Mekong để trao đổi, thảo luận và thống nhất nội dung và kế hoạch triển khai thực hiện dự án |
- Hoạt động khảo sát vị trí lắp đặt hệ thống
![]() |
![]() |
Chuyên gia Hà Lan và Việt Nam khảo sát vị trí lắp đặt hệ thống tại Công ty CP Nông nghiệp ABAVINA thuộc huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ. |
Chuyên gia Hà Lan và Việt Nam khảo sát vị trí lắp đặt hệ thống tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau. |
- Hoạt động nhập thiết bị hệ thống
![]() |
![]() |
Vận chuyển thiết bị và hệ thống lọc nước mưa được nhập trực tiếp từ phía Hà Lan |
- Hoạt động lắp đặt hệ thống
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Vận chuyển các hệ thống đến vị trí lắp đặt và tiến hành lắp đặt hệ thống tại các địa điểm thử nghiệm của dự án. |
- Hoạt động thu mẫu phân tích
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tiến hành thu mẫu nước mưa đầu vào và đầu ra của hệ thống tại các vị trí lắp đặt |
- Hoạt động kiểm tra và bảo trì hệ thống
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các chuyên gia Hà Lan và Việt Nam cùng tiến hành kiểm tra và bảo trì hệ thống tại các vị trí lắp đặt |
[1] Tìm thông tin dự án từ Hà Lan theo đường link: https://projects.rvo.nl/projects/nl-kvk-27378529-pvw5s23008