🌟 CUỘC HỌP CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ ỨNG PHÓ VỚI HẠN HÁN VÀ XÂM NHẬP MẶN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 🌟

Ngày 09/05/2025, trong khuôn khổ hợp tác thực hiện đề tài “Sự phù hợp trong phản ứng khủng hoảng từ hạn mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long” giữa Đại học Northumbria và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong) - Trường Đại học Cần Thơ, được tài trợ bởi Hội đồng Anh. Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong) - Trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức cuộc họp tham vấn các bên liên quan về chủ đề “Ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn dưới tác động của biến đổi khí hậu” tại Trường Đại học Cần Thơ – Phân hiệu Sóc Trăng.

Sự kiện do PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí (Viện trưởng, Viện nghiêm cứu Biến đổi Khí hậu, DRAGON-Mekong, đồng chủ nhiệm đề tài phía Việt Nam) và PGS.TS. Oliver Hensengerth (Đại học Northumbria, chủ nhiệm đề tài phía Vương quốc Anh) đồng chủ trì, với sự tham dự của hơn 30 đại biểu (tham gia trực tuyến và trực tiếp) đến từ các cơ quan trung ương, địa phương thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và sự tham gia tổ chức trong và ngoài nước như Merry Year International (tham gia online), Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ ĐBSCL, Công ty TNHH Khoa học Công nghệ ATREM, Hợp tác xã Nông Ngư Hòa Đê và các đơn vị chuyên môn của Trường Đại học Cần Thơ.

Toàn cảnh chương trình

Tại cuộc họp, PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí phát biểu khai mạc cuộc họp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. PGS. TS. Văn Phạm Đăng Trí kỳ vọng cuộc họp sẽ là diễn đàn cởi mở để các nhà khoa học, nhà quản lý và cộng đồng cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực thích ứng cho vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí phát biểu khai mạc cuộc họp

Tiếp nối chương trình, PGS.TS. Oliver Hensengerth bày tỏ sự cảm ơn đối với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác Việt Nam trong quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu. PGS.TS. Oliver Hensengerth nhấn mạnh vai trò của tri thức địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng các chiến lược thích ứng hiệu quả, đồng thời khẳng định cam kết tiếp tục đồng hành cùng các bên liên quan nhằm hỗ trợ khu vực ứng phó với các thách thức khí hậu ngày càng phức tạp.

PGS.TS. Oliver Hensengerth phát biểu tại cuộc họp

Tiếp nối chương trình, PGS.TS. Oliver Hensengerth (Đại học Northumbria) mở đầu với báo cáo tham luận về việc kết hợp đa dạng các hệ thống tri thức trong quản lý hạn hán và xâm nhập mặn, nhấn mạnh vai trò của tri thức bản địa bên cạnh các nghiên cứu khoa học trong việc xây dựng giải pháp thích ứng hiệu quả.

PGS.TS. Oliver Hensengerth trình bày về việc kết hợp các hệ thống tri thức trong quản lý hạn-mặn

Nguyễn Đức Việt (Cục Quản lý và Xây dựng Công trình Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trình bày về thực trạng và thách thức xâm nhập mặn tại ĐBSCL từ góc nhìn của nhà quản lý, đồng thời chia sẻ những định hướng chính sách và giải pháp công trình và phi công trình đang được chuyển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long để hỗ trợ cộng đồng địa phương thích ứng với diễn biến phức tạp của hạn-mặn trong thời gian tới.

Nguyễn Đức Việt chia sẻ trực tuyến về thực trạng xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

Tại sự kiện, Ông Phạm Tấn Đạo (Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng) đã chia sẻ về tác động của hạn-mặn đến sinh kế của người dân địa phương, đặc biệt tại các vùng ven biển, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững và thích ứng với hạn-mặn trong thời gian tới.

Ông Phạm Tấn Đạo trình bày tác động của hạn-mặn đến sinh kế người dân địa phương

Tiếp nói chương trình, PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí đã chủ trì thảo luận về ảnh hưởng của hạn-mặn đến tài nguyên nước và hệ sinh thái vùng hạ lưu, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của quản lý liên lưu vực – vùng ven biển và tập trung phát triển các giải pháp liên ngành để thích ứng hạn-mặn hướng đến phát triển bền vững vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí chủ trì thảo luận về ảnh hưởng của hạn-mặn đến tài nguyên nước và hệ sinh thái

Tiếp tục sự kiện, Ths. Lâm Thị Hẹn (Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ ĐBSCL) kết thúc phần trình bày với báo cáo về hiệu quả chính sách thích ứng dưới góc nhìn giới, qua đó kêu gọi lồng ghép bình đẳng giới trong các chương trình ứng phó và thích ứng với hạn-mặn.

ThS. Lâm Thị Hẹn chia sẻ về chính sách thích ứng với hạn-mặn dưới góc nhìn giới.

Trong phiên làm việc cuối chương trình, các đại biểu được chia thành hai nhóm thảo luận chuyên đề:
🔹 Nhóm 1: Thảo luận về tình hình hiện tại, các giải pháp, cách tiếp cận quản lý và ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn ở cấp địa phương. Đồng thời chúng ta xem xét xem nhu cầu dữ liệu và thông tin phục vụ xây dựng chính sách trong tương lai:

Thảo luận nhóm 1

🔹 Nhóm 2: Thảo luận về chủ đề về chính sách và vai trò của chính quyền/tổ chức địa phương trong việc thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn:

Thảo luận nhóm 2

Kết thúc phiên thảo luận, đại diện các nhóm đã chia sẻ những nội dung nổi bật đã thảo luận và đề xuất hành động tiếp theo nhằm củng cố năng lực thích ứng tại địa phương, từ chính sách đến thực hành.

Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận

Tiếp nối chương trình, PGS.TS. Oliver Hensengerth – Đại học Northumbria đã trao giấy chứng nhận cho các học viên đã hoàn thành khóa tập huấn “Kỹ năng thích ứng với hạn–mặn”. Đây là sự ghi nhận cho quá trình tham gia tích cực và cam kết đồng hành của các học viên trong nỗ lực nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Trao chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn “Kỹ năng thích ứng với hạn–mặn”

Cuộc họp tham vấn các bên liên quan đã khép lại với nhiều trao đổi chuyên sâu, thực tiễn và đa chiều từ các chuyên gia, nhà quản lý và đại diện địa phương. Các nội dung trình bày và thảo luận nhóm đã cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về hiện trạng hạn hán, xâm nhập mặn và các thách thức trong công tác quản lý, điều phối và thích ứng tại vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, chương trình đã ghi nhận nhiều đề xuất thiết thực nhằm nâng cao năng lực quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tăng cường kết nối dữ liệu – thông tin, và thúc đẩy chính sách phù hợp với điều kiện từng địa phương. Những kết quả này là cơ sở quan trọng để xây dựng các hướng hợp tác nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng trong thời gian tới.

Đại biểu tham gia chụp ảnh lưu niệm

Ban tổ chức trân trọng cảm ơn sự tham gia và đóng góp tích cực của các đại biểu, và kỳ vọng rằng các kết nối được hình thành tại sự kiện sẽ tiếp tục được duy trì, mở rộng và phát triển, góp phần tăng cường năng lực thích ứng với hạn – mặn và biến đổi khí hậu tại khu vực ĐBSCL.

Tiếp tục chuỗi hoạt động, Sáng ngày 10/5/2025, nhóm nghiên cứu đã có chuyến công tác cùng với chuyên gia PGS.TS. Oliver Hensengerth tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Nhóm làm việc với Phòng Nông nghiệp và Môi trường thị xã Vĩnh Châu nhằm trao đổi về mục tiêu, nội dung và kết quả kỳ vọng của dự án, đồng thời tìm hiểu tình hình biến đổi khí hậu, các rủi ro môi trường (đặc biệt là hạn mặn) và chính sách địa phương liên quan đến giới và sinh kế.

Nhóm nghiên cứu làm việc tại Phòng Nông Nghiệp Và Môi Trường Thị xã Vĩnh Châu

Tiếp đến, nhóm nghiên cứu đã có chuyến làm việc tại xã Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu để thực hiện khảo sát cộng đồng. Cuộc phỏng vấn tập trung vào tác động của hạn mặn đến mô hình canh tác, giới, sinh kế và khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ.

Nhóm nghiên cứu làm việc tại Xã Vĩnh Hải, Thị xã Vĩnh Châu

 

English Vesion

🌟 STAKEHOLDER CONSULTATION MEETING ON RESPONDING TO DROUGHT AND SALINITY INTRUSION UNDER CLIMATE CHANGE IMPACTS🌟

On May 9, 2025, as part of the collaborative research project “Enhancing Crisis Responses to Drought and Salinity in the Mekong Delta,” jointly implemented by Northumbria University and the DRAGON-Mekong Institute, Can Tho University, and funded by the British Council, the DRAGON-Mekong Institute organized a stakeholder consultation meeting on “Responses to Drought and Salinity Intrusion under Climate Change Impacts.” The meeting took place at Can Tho University – Soc Trang Campus.

The event was co-chaired by Assoc. Prof. Dr. Van Pham Dang Tri (Director of DRAGON-Mekong Institute and Vietnamese Principal Investigator) and Assoc. Prof. Dr. Oliver Hensengerth (Northumbria University, UK Principal Investigator), with the participation of over 30 delegates (both in-person and online), representing central and local government agencies from across the Mekong Delta, and organizations such as Merry Year International (online), the Mekong Delta Women's Development Center, ATREM Science and Technology Co., Ltd., Hoa De Agricultural Cooperative, and various departments of Can Tho University.

Overview of the Meeting

At the opening, Assoc. Prof. Dr. Van Pham Dang Tri emphasized the importance of enhancing interdisciplinary and international cooperation in the face of increasingly severe drought and salinity intrusion due to climate change. He expressed his hope that the meeting would serve as an open platform for scientists, policymakers, and communities to exchange information, share experiences, and propose practical solutions to improve adaptive capacity in the coastal areas of the Mekong Delta region.

Assoc. Prof. Dr. Van Pham Dang Tri delivering the opening speech

Following the opening remarks, Assoc. Prof. Dr. Oliver Hensengerth expressed appreciation for the close collaboration from Vietnamese partners throughout the implementation of research activities. He highlighted the role of local knowledge and community participation in building effective adaptation strategies and reaffirmed his commitment to continuing cooperation with stakeholders to support the region in addressing increasingly complex climate challenges.

Assoc. Prof. Dr. Oliver Hensengerth speaking at the meeting

Continuing the program, Assoc. Prof. Dr. Oliver Hensengerth presented a report on the integration of diverse knowledge systems in managing drought and salinity intrusion, stressing the importance of indigenous knowledge alongside scientific research in crafting effective adaptation measures.

Assoc. Prof. Dr. Oliver Hensengerth presenting on integrating knowledge systems

Dr. Nguyen Duc Viet (Department of Hydraulic Work Management and Construction, Ministry of Agriculture and Environment) delivered a virtual presentation on the current situation and challenges of salinity intrusion in the Mekong Delta from a managerial perspective. He also shared policy directions and both structural and non-structural solutions being implemented to support local communities in adapting to the increasingly complex drought–salinity conditions.

Dr. Nguyen Duc Viet presenting virtually on the salinity situation in the Mekong Delta

At the event, Mr. Pham Tan Dao (Director of Soc Trang Provincial Sub-Department of Irrigation) discussed the impacts of drought and salinity on the livelihoods of local people, especially in coastal areas, and highlighted the crucial role of local authorities in supporting sustainable development and adaptation.

Mr. Pham Tan Dao discussing the impact on local livelihoods

Next in the program, Assoc. Prof. Dr. Van Pham Dang Tri led a discussion on the effects of drought and salinity intrusion on water resources and downstream ecosystems, stressing the need for integrated watershed–coastal zone management and interdisciplinary solutions to ensure sustainable development in the coastal areas of the Mekong Delta.

Assoc. Prof. Dr. Van Pham Dang Tri moderating the discussion on water resources and ecosystems

Continuing the agenda, Ms. Lam Thi Hen (Mekong Delta Women’s Development Center) delivered a presentation on the effectiveness of adaptation policies from a gender perspective, calling for the integration of gender equality into all climate response and adaptation programs.

Ms. Lam Thi Hen sharing insights on gender perspectives in adaptation policies

Group Discussion Sessions

In the final session, participants were divided into two thematic discussion groups:
🔹 Group 1: Discussion on the current situation, solutions, management approaches, and local responses to drought and salinity intrusion. The group also explored data and information needs to support future policy development.

Group 1 in discussion

🔹 Group 2: Thematic discussion on policies and the roles of local governments/organizations in responding to drought and salinity intrusion.

Group 2 in discussion

At the end of the discussions, group representatives presented key highlights and proposed follow-up actions to strengthen local adaptive capacity, both in policy and practice.

Representatives presenting group discussion outcomes

Following the discussion, Assoc. Prof. Dr. Oliver Hensengerth (Northumbria University) awarded certificates to participants who successfully completed the training course on “Adaptation Skills for Drought and Salinity.” The certificates recognized the participants’ active involvement and commitment to enhancing climate adaptation capacity in the coastal areas of the Mekong Delta.

Certificate awarding for the “Adaptation Skills for Drought and Salinity” training

Closing

The stakeholder consultation meeting concluded with in-depth, practical, and multidimensional exchanges from experts, policymakers, and local representatives. Presentations and group discussions provided a clearer understanding of the current drought and salinity conditions and challenges in management, coordination, and adaptation in the coastal areas of the Mekong Delta. The program also recorded numerous practical proposals for enhancing integrated water resource management, improving data and information connectivity, and promoting localized policy implementation. These outcomes form a critical foundation for future collaboration in research, training, and application.

Group photo of delegates

The organizing team extends its sincere thanks for the participation and valuable contributions of all delegates and looks forward to sustaining and expanding the connections established during the event to support adaptive capacity to drought, salinity, and climate change in the coastal areas of the Mekong Delta.

Field Visit: May 10, 2025

Continuing the series of activities, on the morning of May 10, 2025, the research team and Assoc. Prof. Dr. Oliver Hensengerth conducted a field visit to Vinh Chau town, Soc Trang province. The team worked with the Vinh Chau Town Department of Agriculture and Environment to discuss project goals, content, and expected outcomes, as well as local climate change conditions, environmental risks (especially salinity and drought), and gender- and livelihood-related policies.

The research team worked at the Department of Agriculture and Environment of Vinh Chau Town.

The team then visited Vinh Hai commune (Vinh Chau town) to conduct a community survey, focusing on the impacts of salinity and drought on farming models, gender, livelihoods, and access to support policies.

The research team conducting a survey in Vinh Hai Commune, Vinh Chau Town