Kết quả chính của dự án  gồm (1) một khung đánh giá đa lĩnh vực về tính khả thi của hạ tầng xanh trong phòng chống lũ lụt ở Cần Thơ; (2) một mô hình ngập lụt tích hợp ở khu vực đô thị; (3) một bảng đánh giá tổng hợp (bao gồm giá trị bằng tiền) về sự cải thiện quản lý rủi ro lũ lụt và vốn thiên nhiên thông qua hạ tầng xanh tại Cần Thơ.

Tên dự án (Tiếng Việt)

Đánh giá lợi ích của hạ tầng xanh đối với khả năng phòng chống lũ lụt, vốn thiên nhiên và phát triển đô thị ở Việt Nam

Tên dự án (Tiếng Anh)

Valuing the benefits of Blue/Green Infrastructure for flood resilience, natural capital and urban development in Viet Nam

Thời gian

2019-2021

Các bên tham gia:

Đại Học Huế

Đại Học Cần Thơ

St Andrews University

Heriot Watt University

loughborough university

University of Stirling

ISET International

 

Mục tiêu của đề tài

Đề tài bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:

  • Đánh giá (và nâng cao khi cần thiết) nhận thức của các nhà quy hoạch đô thị vùng và địa phương và các bên liên quan khác chịu trách nhiệm về, và bị ảnh hưởng bởi, quá trình phát triển đô thị về các giải pháp hạ tầng xanh được thiết kế dựa trên các quy trình tự nhiên (WP1).
  • Xây dựng dựa trên các mức dự báo lũ lụt hiện hành và phát triển một hệ thống mô hình mới với độ phân giải cao nhằm đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp hạ tầng xanh được lựa chọn trong việc giảm thiểu rủi ro lũ lụt so với các giải pháp kỹ thuật truyền thống (WP 2).
  • Đánh giá các chi phí thực hiện và bảo trì của các giải pháp giảm thiểu rủi ro lũ lụt truyền thống và giải pháp hạ tầng xanh [WP4];
  • Xác định và định lượng các lợi ích tăng thêm của hạ tầng xanh thông qua cách tiếp cận vốn thiên nhiên (WP 3).
  • Đánh giá việc giảm thiểu rủi ro lũ lụt và tác động đến vốn thiên nhiên của hạ tầng xanh về mặt tiền tệ và phân tích lợi ích - chi phí các kịch bản hạ tầng xanh khác nhau (WP 4).
  • Chia sẻ kết quả một cách rộng rãi thông qua những cơ chế thích hợp và phát triển các kế hoạch thực hiện với các bên liên quan tại địa phương (WP 1).

Kết quả dự kiến

Kết quả chính gồm (1) một khung đánh giá đa lĩnh vực về tính khả thi của hạ tầng xanh trong phòng chống lũ lụt ở Cần Thơ; (2) một mô hình ngập lụt tích hợp ở khu vực đô thị; (3) một bảng đánh giá tổng hợp (bao gồm giá trị bằng tiền) về sự cải thiện quản lý rủi ro lũ lụt và vốn thiên nhiên thông qua hạ tầng xanh tại Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của đề tài được chia sẻ ở các dạng khác nhau (xem chi tiết bên dưới), được thiết kế nhằm mang lại những tác động trực tiếp lên số lượng các bên hưởng lợi (là các bên đã đóng góp vào việc xác định những vấn đề mà đề tài này đã đặt ra để thực hiện