Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ với các Trường Đại học Southampton (Anh), Trường Đại học Kyoto (Nhật Bản), Trường Đại học Newcastle (Anh) và Trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Ban Quản Lý dự án “Phân tích Nhu cầu Chiến lược Tổng hợp Quản lý Rủi ro Tài nguyên nước khu vực Châu Á”phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến “Chiến lược Đánh giá Tổng hợp Quản lý Rủi ro Tài nguyên nước Khu vực Châu Á (COP26)” vào lúc 14h ngày 21 tháng 10 năm 2021 tại trường Đại học Cần Thơ bằng hình thức trực tuyến thông qua Zoom.
Hội thảo là dịp họp mặt giữa các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có liên quan đến quản lý tài nguyên nước khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để gặp gỡ, trao đổi và thảo luận các vấn đề về thực trạng và quản lý rủi ro tài nguyên nước cũng như các kết quả đạt được của dự án.
Tập trung dân số và xu hướng phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp thâm canh ở các vùng ven biển đã dẫn đến tính dễ bị tổn thương cao ở một số quốc gia Đông Nam Á dưới tác động của biến đổi khí hậu. Để ứng phó với các tác động của nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan (xét cả về tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng), năng lực thích ứng của từng cộng đồng cần được xem xét cẩn thận trong công tác quy hoạch phát triển của vùng. Trên cơ sở đó, mục tiêu dự án nhằm xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai, đề ra chính sách thích ứng trong phạm vi khu vực đa khí hậu trên hai vùng nghiên cứu thuộc đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) và lưu vực sông Chao Phraya (Thái Lan). Hội thảo thực hiện nhằm chia sẻ các kết quả đạt được của dự án tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trực tiếp ghi nhận ý kiến, đóng góp thực tiễn từ các chuyên gia, cụ thể:
- Đánh giá tổng quan các nghiên cứu về rủi ro khí hậu liên quan đến tài nguyên nước ở ĐBSCL.
- Các dữ liệu, mô hình toán chính được sử dụng trong phân tích rủi ro liên quan đến tài nguyên nước ở ĐBSCL.
- Phân tích chính sách nhà nước liên quan đến quản lý rủi ro tài nguyên nước ở ĐBSCL.
Thời gian tổ chức: Từ 14g00 đến 16g00, ngày 21 tháng 10 năm 2021.
Hình thức tổ chức: Trực tuyến (thông qua Zoom).
Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh (có phiên dịch)
Chương trình hội thảo: Đính kèm theo thư mời
13:30 – 14:00 |
Ổn định tổ chức, gặp gỡ đại biểu |
|
14:00 – 14:15 |
Phát biểu khai mạc hội thảo |
PGS. TS. Văn Phạm Đăng Trí (Trường Đại học Cần Thơ) |
14:15 – 14:35 |
Giới thiệu chung về dự án Chiến lược đánh giá tổng hợp quản lý rủi ro tài nguyên nước khu vực ASEAN (COP26) |
Chủ nhiệm dự án: GS. Craig Hutton (Trường Đại học Southampton) |
14:35 – 14:40 |
Chụp hình lưu niệm |
|
14:40 – 15:00 |
Phiên toàn thể (Báo cáo tổng quan kết quả thực hiện dự án) |
GS. Craig Hutton (Trường Đại học Southampton) PGS. TS. Văn Phạm Đăng Trí (Trường Đại học Cần Thơ) |
15:00 – 15:45 |
Trình bày và thảo luận kết quả của 3 nội dung chính gồm: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về rủi ro liên quan đến tài nguyên nước ở ĐBSCL. - Đánh giá các mô hình và cơ sở dữ liệu trong phân tích rủi ro liên quan đến tài nguyên nước ở ĐBSCL. - Các chính sách nhà nước liên quan đến quản lý rủi ro tài nguyên nước ở ĐBSCL. |
TS. Evelyn Pina Covarrubias (Trường Đại học Southampton) TS. Christopher Hackney (Trường Đại học Newcastle) TS. Oliver Hensengerth (Trường Đại học Northumbria)
|
15:45 – 15:55 |
Bảng câu hỏi |
PGS. TS. Văn Phạm Đăng Trí (Trường Đại học Cần Thơ) |
15:55 – 16:00 |
Bế mạc hội thảo |
GS. Craig Hutton (Trường Đại học Southampton) |