Từ ngày 25 đến 27 tháng 05 năm 2016, Khoá tập huấn nâng cao nhận thức về “Quản lý và chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới ở ĐBSCL” được Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) phối hợp với Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đồng tổ chức.

 Hiện nay, trong quá trình gia tăng dân số và phát triển kinh tế, đã tạo nên sức ép lên các nguồn nước dẫn đến sự cạnh tranh trong gia tăng nhu cầu khai thác, sử dụng và xả thải lên các dòng sông giữa các quốc gia thượng nguồn và hạ nguồn, giữa các tỉnh với nhau, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm sử dụng nước ngọt, nước lợ, nước mặn khác nhau và chính bản thân các hệ sinh thái của các dòng sông. Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể cân bằng giữa những nhu cầu cạnh tranh nguồn nước theo cách công bằng và bền vững cho thế hệ hiện nay và tương lai. Chính vì vậy, hiểu biết về quản lý và chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới một cách hợp lý, lâu dài, có cơ sở pháp lý và khoa học, đặc biệt cho vùng ĐBSCL là một nhu cầu cần thiết. Khoá tập huấn nâng cao nhận thức về “Quản lý và chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới ở ĐBSCL” được Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) phối hợp với Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đồng tổ chức cho các đại diện ở 3 vùng sinh thái thuỷ văn: vùng ngập lũ sâu, vùng ngập nông và vùng ven biển.

Các nội dung cơ bản được giảng dạy gồm: 

    - Khái niệm cơ bản về nguồn nước và vai trò của nước trong cuộc sống

    - Nguồn nước xuyên biên giới là gì? Ai liên quan trong sử dụng nước xuyên biên giới?

    - Các thách thức trong sử dụng nguồn nước xuyên biên giới, các ví dụ thực tế.

    - Quản lý và chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới, xét trường hợp ở ĐBSCL.

    - Các cơ sở pháp lý trong Quản lý và chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới

    - Các điểm chính của Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng không thay đổi dòng chảy sông ngòi quốc tế 1997 (Law of the Non-Navigational Uses of International Watercourses – UNWC) và một số điều luận liên quan ở Việt Nam.

    - Nguồn nước và công bằng giới

    - Quản trị nguồn nước có sự tham gia của phụ nữ.

Đã góp phần nâng cao sự hiểu biết và kiến thức cho các học viên tham gia lớp tập huấn.