Ngày 19/10/2022, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong), Đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội thảo “Sinh kế, phụ nữ và khan hiếm nguồn nước Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Chủ trì hội thảo là PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu và ThS. Ngô Thị Tuyết Em - Giám đốc Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long.

Ban chủ trì Hội thảo, PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu và ThS. Ngô Thị Tuyết Em - Giám đốc Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí phát biểu khai mạc hội thảo

Tại hội thảo, TS. Trần Anh Thông (Đại học Melbourne, Úc) đã báo cáo đề tài nghiên cứu “Sinh kế, phụ nữ và khan hiếm nguồn nước ở ĐBSCL” và ThS. Ngô Thị Tuyết Em đã trình bày về “Tác động của khan hiếm tài nguyên nước và biến đổi khí hậu đến đời sống phụ nữ vùng ĐBCSL và giải pháp”. Các diễn giả đã trình bày những tác động và một số giải pháp đang được áp dụng tại các tiểu vùng của ĐBSCL có liên quan đến việc khan hiếm nguồn nước, biến đổi khí hậu, sinh kế và phụ nữ.

ThS. Ngô Thị Tuyết Em giới thiệu sơ lược về hoạt động của Trung tâm vì sự phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long và nêu lên tính cấp thiết trong việc lồng ghép giới và biến đổi khí hậu

Tham dự hội thảo có hơn 20 đại biểu đến từ các tỉnh đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long là vùng ngập, vùng giữa và vùng ven biển. Thành phần đại biểu bao gồm cán bộ sở, ngành, các hiệp hội, người nông dân tiêu biểu cho các mô hình canh tác nông nghiệp chính và một số doanh nghiệp khác có quan tâm cùng với đội ngũ cán bộ thuộc Trường Đại học Cần Thơ. Hội thảo được tổ chức với mục tiêu nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng đặc biệt là người nông dân và phụ nữ thông qua việc tìm hiểu những thách thức về khan hiếm nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang xảy ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Đại biểu tham gia được truyền thông về các vấn đề tài nguyên nước, biến đổi khí hậu ở 3 tiểu vùng về mặt tự nhiên và quản lý cũng như tác động đến sinh kế của người dân và đời sống của phụ nữ trong khu vực. Bên cạnh đó, hoạt động thảo luận với sự tham gia của các đại biểu ở từng tiểu vùng sinh thái nhằm đã giúp xác định được một số thách thức, tác động của các vấn đề về thay đổi nguồn nước và biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng và đời sống của phụ nữ. Đồng thời, hội thảo cũng lắng nghe chia sẻ từ các đại biểu về các khó khăn cần được tháo gỡ cũng như thảo luận giải pháp để ứng phó với vấn đề tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, định hướng hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm: nhà quản lý – nhà khoa học – doanh nghiệp – người nông dân, phụ nữ, trong ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Một số hình ảnh hội thảo:

Thảo luận nhóm - Nhóm tiểu vùng ngập

Thảo luận nhóm - Nhóm tiểu vùng giữa

Thảo luận nhóm - Nhóm tiểu vùng ven biển

Các nhóm đại biểu chụp ảnh lưu niệm lại với kết quả thảo luận

Toàn cảnh phiên làm việc của hội thảo

Ban tổ chức hội thảo và đại biểu khách mời chụp ảnh lưu niệm kết thúc hội thảo.

Thông tin thêm về Hội thảo:

https://1thegioi.vn/bien-doi-khi-hau-tac-dong-manh-me-den-sinh-ke-cua-phu-nu-o-dbscl-188466.html