Cuộc họp tổng kết chương trình tập huấn Tailor Made Training (TMT): “Chuyển đổi trong hệ thống thực phẩm: Đánh giá các tác động tài chính, sinh thái và xã hội của các mô hình nuôi tôm để phát triển nông thôn bền vững hướng tới chống chịu, hội nhập và công bằng tại ĐBSCL”
Stakeholder meeting of Tailor Made Training (TMT) program: "Capacity building for food system transformation: evaluating financial, ecological and social impact of different (shrimp) production systems and preparation for nature-positive rural development towards resilient, integrated and equitable Food and Water systems in Ca Mau Provice of the Vietnamese Mekong Delta"
Ngày 12 tháng 04, cuộc họp tổng kết của chương trình tập huấn Tailor Made Training (TMT) diễn ra thành công tại tòa nhà khu phức hợp phòng thí nghiệm RLC, Trường Đại học Cần Thơ. Chương trình nằm trong khuôn khổ của Orange Knowledge Program (OKP) do NUFFIC tài trợ, nối tiếp tập huấn đợt 1 (từ ngày 26 đến 29 tháng 02) và tập huấn đợt 2 (từ ngày 25 đến 30 tháng 03), được Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong) phối hợp tổ chức cùng công ty Q-Point B.V., công ty Giải pháp thủy sản bền vững - Sustainable Aquaculture Solutions, và công ty Shell & Valves . Mục tiêu chính là tổng kết các hoạt động dự án, trình bày kết quả đánh giá các khía cạnh (môi trường, kinh tế, xã hội) của các mô hình nuôi tôm trong chuyến đi thực địa, cũng như kết nối các bên liên quan trực tiếp quản lý rừng ngập mặn và trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Sóc Trăng và Cà Mau.
Toàn thể đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Đại diện DRAGON-Mekong, PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí – Viện trưởng DRAGON-Mekong (Hình 1) gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý đại biểu tại hai tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng, quý Thầy Cô là giảng viên ở các Trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường – HCMUNRE , Trường Đại học Quốc tế Công lập Việt Đức - VGU , Đại học Văn Lang - VLU), và tại ĐBSCL (Trường Đại Học Cần Thơ – ĐHCT , Đại học Bạc Liêu - BLU ) đã đến tham dự cuộc họp tổng kết. Tại cuộc họp, PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí khẳng định vai trò của DRAGON-Mekong qua từng giai đoạn dự án hướng tới mục tiêu cụ thể đề ra. Hơn nữa, chức năng sinh thái của rừng ngập mặn cần thiết được tìm hiểu và đánh giá sâu hơn thông qua các nghiên cứu hợp tác quốc tế sau dự án này.
Th.S Nguyễn Luyến Phương Đoan – Điều phối dự án phía Việt Nam báo cáo hoạt động dự án qua ba giai đoạn (Hình 2) và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), các nông hộ trực tiếp canh tác mô hình nuôi tôm tại địa phương, cũng như Hợp tác xã Nông ngư Hòa Đê (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đã tạo điều kiện cho đoàn công tác làm việc cũng như thảo luận trực tiếp với các bên liên quan trong suốt chuyến đi thực địa vừa rồi từ ngày 28 đến 30 tháng 03.
Hình 2: ThS. Nguyễn Luyến Phương Đoan trình bày các hoạt động dự án.
Ở góc nhìn của người tham gia khóa tập huấn TMT, ThS. Lê Thị Ngọc Diễm – Giảng viên khoa Môi trường tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh (Hình 3) đại diện đánh giá khía cạnh sinh thái các mô hình nuôi tôm trong suốt chuyến thực địa tại Cà Mau và Sóc Trăng (mô hình tôm rừng, mô hình lúa tôm). Ngoài ra, ThS. Lê Thị Ngọc Diễm còn trình bày kết quả đánh giá cho từng yếu tố ngoại biên (khí hậu, đa dạng sinh học, nguồn dinh dưỡng, các yếu tố đất- nước – không khí,..). Thông qua đó, các bên liên quan có cái nhìn tổng quan hơn về hiện trạng và thách thức đối với từng mô hình.
Hình 3: ThS. Lê Thị Ngọc Diễm đánh giá khía cạnh môi trường của từng mô hình nuôi tôm trong chuyến đi thực địa.
Trong buổi tổng kết, ThS. Tăng Phương Giản – Chuyên gia tại IUCN (Hình 4) tham gia trình bày về thuận lợi và khó khăn của mô hình tôm rừng mà IUCN đang thực hiện tại ĐBSCL. Hơn nữa, ThS. Tăng Phương Giản giới thiệu mô hình ứng dụng công nghệ xử lý nước tuần hoàn (Recirculating Aquaculture System – RAS) kết hợp với mô hình tôm rừng tại Cà Mau.
Hình 4: ThS. Tăng Phương Giản trình bày về mô hình nuôi tôm rừng tại ĐBSCL.
Đại diện các chuyên gia quốc tế, TS. Karin van de Break (Hình 5) một lần nữa nhấn mạnh vai trò của các yếu tố ngoại lai cho từng mô hình nuôi tôm tại ĐBSCL. Ngoài ra, TS. Karin còn chia sẻ về kết quả nghiên cứu tại Malaysia khi khảo sát về 08 mô hình nuôi tôm, bao gồm: mô hình nuôi tôm thâm canh lót nhựa (intensive plastic-lined ponds), mô hình nuôi ao đất bán thâm canh (semi-intensive earthen ponds), mô hình lúa tôm hữu cơ quảng canh (extensive organic shrimp-rice), mô hình nuôi thủy sản kết hợp (IMTA/circular), mô hình nuôi tôm kết hợp (mangrove in shrimp pond), mô hình nuôi tôm kết hợp rừng trong và ngoài ao nuôi (mangrove inside + outside ponds), mô hình sinh thái rừng tự nhiên (natural (mangrove) ecosystem), và mô hình tôm rừng thiên nhiên (nature-positive mangrove-shrimp).
Hình 5: TS. Karin trình bày về các yếu tố ngoại biên và chia sẻ kết quả nghiên cứu.
Trong phiên thảo luận do TS. Thái Phương Vũ – Phó trưởng Khoa Môi trường (HCMUNRE) và ThS. Tăng Phương Giản điều phối (Hình 6), các chủ đề liên quan đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước nước của các mô hình nuôi tôm, lên khía cạnh kinh tế và xã hội của người dân tại khu vực. Bên cạnh đó, TS. Thái Phương Vũ đại diện người tham gia khóa tập huấn TMT gửi lời cảm ơn đến nhà tài trợ NUFFIC và BTC đã tạo điều kiện rất tốt để các giai đoạn tập huấn diễn ra thuận lợi. Từ phía Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, ThS. NCS. Lý Văn Lợi (Hình 7) đưa ra các câu hỏi thảo luận liên quan đến chi phí vận hành các mô hình, so sánh lợi ích sinh thái các mô hình đó. Theo chia sẻ của chuyên gia IUCN, ThS. Tăng Phương Giản nhận định, mô hình nuôi tôm sinh thái đang được hiệu quả rất cao về mặt môi trường khi hướng tới phát triển bền vững; tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi siêu thâm canh cao hơn.
Hình 6: TS. Thái Phương Vũ (trái) và Th.S Tăng Phương Giản điều phối phiên thảo luận.
Hình 7: ThS. NCS. Lý Văn Lợi đặt câu hỏi liên quan đến khía cạnh kinh tế
của các mô hình nuôi tôm.
Sau khi kết thúc phiên thảo luận, TS. Olivia Ansenk (Hình 8) – Chuyên gia tại công ty Q-Point B.V. gửi lời cảm ơn đến Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong) đã hỗ trợ thực hiện, kết nối các bên liên quan trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và rừng tại ĐBSCL, và cảm ơn quý đại biểu đã dành thời gian tham dự và chia sẻ trong suốt phiên thảo luận.
Hình 8: TS. Olivia gửi lời cảm ơn đến nhà tài trợ và đối tác.
Một số hình ảnh tại cuộc họp: