Cuộc họp tham vấn “Trung tâm khai thác dữ liệu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (Knowledge Hub)”

Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật - Giai đoạn 2 (Technical Cooperation - TC2)[1] được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trường Đại học Cần Thơ thực hiện. Theo kế hoạch, ngày 17/12/2024 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong) - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau tổ chức cuộc họp tham vấn chủ đề “Trung tâm khai thác dữ liệu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (Knowledge Hub)”. Về phía Văn phòng dự án JICA-CTU tại Trường Đại học Cần Thơ có sự tham dự của Gs.Ts Tanaka Yuji - Cố vấn trưởng dự án Hỗ trợ kỹ thuật - Giai đoạn 2; Ông Imai Junichi - Điều phối viên dự án Hỗ trợ kỹ thuật - Giai đoạn 2 và Bà Phạm Lê Bảo Thương - Trợ lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật - Giai đoạn 2. Ngoài ra, cuộc họp đón tiếp đại biểu tham dự đến từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau, Hợp tác xã Quyết Thắng - tỉnh Cà Mau, Trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và các thành viên của đề tài cùng tham dự.

Hình: Ông Quách Văn Ấn – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau phát biểu khai mạc tại cuộc họp

Hình: Gs.Ts Tanaka Yuji - Cố vấn trưởng Dự án Hỗ trợ kỹ thuật - Giai đoạn 2 phát biểu khai mạc tại cuộc họp

Hình: PGs.Ts Văn Phạm Đăng Trí - Viện trưởng Viện DRAGON-Mekong phát biểu khai mạc tại cuộc họp

Mục tiêu của cuộc họp nhằm hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm về vận hành và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long; Xác định cơ hội và thách thức của việc vận hành và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường, đề xuất giải pháp của các bên có liên quan. Tại cuộc họp, các ý kiến của đại biểu cho rằng việc chia sẻ các dữ liệu quan trắc môi trường đến cộng đồng người dân là rất cần thiết. Bên cạnh đó còn là những trao đổi, thảo luận về những ưu, nhược điểm của từng loại dữ liệu và cơ chế để chia sẻ các dữ liệu này đến các bên liên quan.

Chiều cùng ngày là hoạt động tham quan thực địa tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tại đây, đoàn tham quan được ghé thăm các trạm quan trắc nước mặt tự động trên địa bàn huyện Thới Bình. Sau đó di chuyển đến mô hình cộng đồng quan trắc thích ứng tại xã Trí Phải của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Thông qua thiết bị quan trắc quan trắc môi trường, các thành viên trong hợp tác xã sẽ đo những thông số chất lượng nước quan trọng và chia sẻ dữ liệu quan trắc thông qua nhóm Zalo của cộng đồng và trang chia sẻ tri thức Knowledge Hub. Việc chia sẻ thông tin trong cộng đồng giúp người dân đưa ra quyết định chính xác trong mô hình sản xuất lúa-tôm tại địa phương.

 

Hình: Toàn cảnh tại cuộc họp

Hình: Ảnh lưu niệm tại cuộc họp

Hình: Hoạt động tham quan thực địa

Hình: Ảnh lưu niệm