Chương trình hp tham vn các bên liên quan v “Lng ghép hot động v phát trin bn vng, biến đổi khí hu và giáo dc môi trường trong ging dy và đào to ti các trường vùng Đồng bng sông Cu Long”

 

Trong 02 ngày (12/1 - 13/1/2024) vừa qua, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON-Mekong) đã tổ chức Chương trình họp tham vấn các bên liên quan về “Lồng ghép hoạt động về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và giáo dục môi trường trong giảng dạy và đào tạo tại các trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (gọi tắt là Chương trình) tại Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT).  Buổi họp tham vấn nằm trong khuôn khổ chương trình “Khả năng chống chịu của thanh niên đối với tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long” (Y-CoRe), được hợp tác giữa DRAGON-Mekong và Đối tác Hội đồng Anh tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tại Việt Nam và Mạng lưới Châu Á - Thái Bình Dương.

Tham dự Chương trình có Ông Bradley Bessire, Phó Giám Đốc Quốc Gia, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam; Bà Hoàng Vân Anh, Giám đốc Ban Giáo dục, Hội đồng Anh tại Việt Nam;  Ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ GD&ĐT; PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH, Trường ĐHCT, cùng đại diện Hội đồng Anh Việt Nam, USAID Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Tài nguyên & Môi trường, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, nhà khoa học, quý thầy cô từ các trường đại học, trung học phổ thông thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

 

Toàn cảnh Chương trình

Phát biểu khai mạc Chương trình, PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí cho biết trước những thách thức của BĐKH; việc nâng cao nhận thức, thiết kế và triển khai chương trình hành động cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường ở ĐBSCL là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách; đặc biệt là việc định hướng người trẻ, những người sẽ có vai trò quyết định tương lai.

 

PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí phát biểu khai mạc chương trình

PGS.TS. Văn Phạm Đăng Trí chia sẻ Chương trình Y-CoRe đã được triển khai giai đoạn 1 trong năm 2022-2023 với nhiều hoạt động đan xen, tích hợp nhằm xây dựng chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho thanh niên ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái môi trường.

Ông Bradley Bessire phát biểu tại chương trình

Ông Bradley Bessire chia sẻ, USAID đang tăng cường các chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ và cải thiện các vấn đề môi trường tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. USAID đang hỗ trợ thực hiện dự án về bảo tồn rừng ngập mặn, quản lý bảo vệ rừng, giúp giảm thải carbon ở Việt Nam. Đồng thời, USAID đang hướng đến việc xây dựng nền nông nghiệp ứng phó với BĐKH ở ĐBSCL và đặc biệt là những hỗ trợ của USAID cho những sáng kiến về giáo dục môi trường dành cho giới trẻ đã, đang và sẽ triển khai ở toàn ĐBSCL.

Bà Hoàng Vân Anh phát biểu tại Chương trình 

Tại Chương trình, Bà Hoàng Vân Anh tin tưởng sự hợp tác giữa các bên liên quan đóng vai trò then chốt trong việc tích hợp giáo dục về BĐKH trong giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, Bà Hoàng Vân Anh chia sẻ Hội đồng Anh đã tạo ra mạng lưới liên kết giữa các quốc gia trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời tạo ra cơ hội nghiên cứu trong các dự án khoa học cho sinh viên, góp phần xây dựng sự phát triển bền vững, đặc biệt là hỗ trợ các khó khăn của nữ giới trong bối cảnh BĐKH.

Sau phần phát biểu của đơn vị tổ chức và các nhà tài trợ, chương trình tiếp tục với ba bài báo cáo chung tại phiên toàn thể của đại diện Bộ giáo dục và Đào tạo, đại diện Hội đồng Anh tại Việt nam và  Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

 

 Ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ GD&ĐT trình bày Báo cáo “Định hướng đổi mới Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam đối với học sinh, sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu”

 Bà Hoàng Vân Anh trình bày Báo cáo “Chiến lược và các hoạt động chính trong hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam - Vương quốc Anh”

Ông Timothy Ong, Giám đốc Văn phòng Hồ Chí Minh, USAID Việt Nam trình bày Báo cáo “Chiến lược của USAID trong thúc đẩy phát triển giáo dục hỗ trợ giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường vùng ĐBSCL, Việt Nam”

 Chương trình tiếp diễn ra với 2 hợp phần song song nhằm thúc đẩy vai trò thanh niên tại các trường Đại học/cao đẳng và trường THPT :

Hợp phần 1: Báo cáo chung và thảo luận nhóm trong tích hợp giáo dục về BĐKH ở các trường Đại học, Cao đẳng.

Phần báo cáo chung gồm 8 bài báo cáo xoay quanh vấn đề lồng ghép biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vào giáo dục và đào tạo; Phần thảo luận nhóm với các chủ đề: Cơ chế và chính sách; Phương pháp thực hiện và cách tiếp cận về mặt kỹ thuật; Gắn kết và tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia.

 Một số hình ảnh phần báo cáo tại Hợp phần 1 của  Chương trình:

TS. Trần Thị Kiều Thu - Giảng viên BM Vật Lý khoa Sư Phạm trình bày báo cáo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giảng dạy nhằm hướng đến phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường tại ĐBSCL”

 

Chuyên gia của Hội đồng Anh (TBC) trình bày báo cáo “Các động lực cho việc tích hợp giáo dục môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong giáo dục Đại học/Cao đẳng- những nỗ lực trong hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam”

 

Đại diện Global Wales (Future Generation Act) và Trường Đại học South Wales trình bày báo cáo “Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong nâng cao và đổi mới chất lượng giảng dạy tại các Trường Đại học Xứ Wales, Vương quốc Anh trong ứng phó với các vấn đề khủng hoảng toàn cầu”

Một số hình ảnh phần thảo luận nhóm:

 

Nhóm thảo luận về Gắn kết và tạo điều kiện cho các bên liên quan tham gia vào quá trình lồng ghép biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vào giáo dục và đào tạo

Nhóm thảo luận về Phương pháp thực hiện và cách tiếp cận về mặt kỹ thuật để lồng ghép biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vào giáo dục và đào tạo

Nhóm thảo luận về Cơ chế và chính sách để lồng ghép biến đổi khí hậu và phát triển bền vững vào giáo dục và đào tạo

Với 3 chủ đề được đưa ra thảo luận, mỗi chủ đề đều đặt ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn riêng. Đồng thời, để vượt qua thách thức hiện tại, các biện pháp đã được đề xuất bao gồm hoạch định chiến lược chi tiết và chủ trương cụ thể, sử dụng hiệu quả công nghệ số để tối ưu hóa mức tiếp cận, tăng cường nhận thức cả cá nhân và tập thể về biến đổi khí hậu, cũng như việc xây dựng mối liên kết mạnh mẽ giữa các tổ chức và bên liên quan. 

Sáng ngày 13/1/2024, Chương trình tiếp tục với 3 phiên làm việc: Báo cáo tóm tắt kết quả chính từ chương trình ngày 12/01/2024, kế hoạch hoạt động giai đoạn 2 của chương trình Y-CoRe và nội dung gợi mở cho thảo luận nhóm; Chia nhóm: Thảo luận theo dạng work-cafe (10 người/nhóm x 3 nhóm) Chủ đề “Xác định cơ hội, thách thức và các hành động nhằm lồng ghép biến đổi khí hậu và giáo dục môi trường vào giảng dạy tại bậc Đại học ở ĐBSCL: góc nhìn từ nhà giáo dục các Trường Đại học/Cao đẳng trong khu vực”; Báo cáo kết quả thảo luận và thảo luận chung.

Tại phiên thảo luận chung, Chương trình đã xác định được 2 nhiệm vụ chính: sáng tạo phương thức giảng dạy, duy trì sự phát triển trong giáo dục và đào tạo; cách thức đưa bộ công cụ được hợp thức hóa vào chương trình chính thống. Với mục tiêu sẽ đào tạo được đội ngũ giảng viên thuần thục phương pháp giảng dạy mới và phù hợp trong giảng dạy.

Hợp phần 2: Báo cáo chung và thảo luận nhóm trong tích hợp giáo dục về BĐKH, môi trường, đa dạng sinh học ở các trường Trung học Phổ thông

Trong phiên họp của dự án Giáo dục môi trường vùng ĐBSCL do USAID tài trợ, hoạt động thảo luận được bắt đầu bằng việc chia sẻ của các chuyên gia về hiện trạng, mô hình thực tế liên quan đến các chủ đề: (1) đa dạng sinh học của TS. Nguyễn Trần Vỹ;  (2) Biến đổi khí hậu - tài nguyên nước của TS. Đinh Diệp Anh Tuấn; và (3) phân loại rác thải nhựa của PGS. TS. Văn Phạm Đan Thủy và ThS. Huỳnh Ngọc Thế Anh, với sự tham dự của hơn 20 thầy cô giáo, 20 bạn sinh viên thực hiện dự án ở giai đoạn 1, thành viên ban quản lý dự án và tổ chức doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Trần Vỹ chia sẻ về chủ đề lồng ghép nội dung Đa dạng sinh học tại trường học

TS. Đinh Diệp Anh Tuấn chia sẻ kinh nghiệm về lồng ghép chủ đề Tài nguyên nước tại trường học

PGS. TS. Văn Phạm Đan Thủy chia sẻ về chủ đề Phân loại rác thải nhựa và một số đề xuất triển khai tại trường học

ThS. Huỳnh Ngọc Thế Anh chia sẻ về Mô hình tái chế sợi nhựa

Tại buổi họp, người tham gia được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận theo từng chủ đề liên quan đến: đa dạng sinh học, tài nguyên nước và phân loại rác thải. Mỗi nhóm gồm thầy cô giáo đến từ các tỉnh, thành phố được chia theo các vùng sinh thái, chuyên gia của mỗi chủ đề và sinh viên thực hiện dự án quan tâm. Thảo luận xoay quanh các nội dung: (1) hoạt động cần thực hiện và kết quả mong muốn nhận khi thực hiện giai đoạn 2 của dự án tại các trường thông qua hoạt động cây kỳ vọng; (2) thảo luận mục tiêu đầu ra của khóa ToT (kiến thức, kỹ năng, tâm thế), thời gian thực hiện khóa ToT phù hợp đối với thầy cô giáo tại các trường; (3) các ý kiến về việc hỗ trợ lan tỏa sau chương trình ToT tại các trường như cách thức phối hợp giữa các bên liên quan và làm thế nào để thể duy trì tính bền vững của các sáng kiến đó sau khi dự án kết thúc. Nhìn chung, các bên liên quan tham dự hội thảo đều cho rằng việc nâng cao nhận thức cho học sinh và lan tỏa hoạt động của dự án cho cộng đồng là những hoạt động cần thiết được thực hiện. Nội dung thảo luận là cơ sở để ban quản lý dự án lập kế hoạch triển khai giai đoạn 2 nhằm ứng dụng các kiến thức vào thực tế, góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp và hoạt động có thể duy trì một cách bền vững tại các trường Trung học Phổ thông và các trường Đại học.

 Mt s hình nh chung ti Chương trình hp tham vn:

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm: